” Hầu hết các chị em phụ nữ chỉ đang dùng kem chống nắng mà không quan tâm đấy là kem chống nắng gì, SPF bao nhiêu, độ ẩm như thế nào, tác dụng ra sao, thành phần có độc hại không? Hay đơn giản là loại kem chống nắng đó có phù hợp với da mặt, da cơ thể của mình hay không. Để cho tất cả chị em biết hết, biết rõ tổng hợp từ A – Z về kem chống nắng. Tuần này, mình sẽ đi sâu review cụ thể từng loại, nêu công dụng, ưu điểm, và nhược điểm từng loại để mọi “phái đẹp” đều có thể hiểu và tìm được những sản phẩm ưng ý nhất cho mình. Bài đầu tiên hôm nay mình sẽ giới thiệu các loại kem chống nắng hiện nay, các chỉ số, và tia UVS, UVB có trong từng loại kem chống nắng.”
I. Chỉ số SPF và PA là gì?
SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đo khả năng chống tia UVA, UVB, SPF càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20 phút). Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn cứ chọn loại kem có SPF càng cao càng tốt. Thực tế, không có loại kem chống nắng nào có khả năng chống tia tử ngoại tới 100%. Kem chống nắng có SPF cao thì khả năng lọc tia tử ngoại càng tốt, nhưng thực tế từ SPF 30 trở lên thì khả năng đó không chênh lệch nhau nhiều. Ví dụ sản phẩm có SPF30 lọc được khoảng 97%, nhưng SPF60 cũng chỉ lọc được 98% tia UV mà thôi.
PA (Protection Grade of UVA) đo lường khả năng lọc tia UVA của 1 sản phẩm. PA càng nhiều dấu cộng thì khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA càng cao. Ví dụ PA+ chặn được 40-50% tia UVA- PA++ là 60-70% và PA+++ là 90%. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).
Bạn nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải 2 chỉ số này càng cao thì càng tốt. SPF và PA càng cao đồng nghĩa với khả năng các chất hóa học trong sản phẩm càng gia tăng, dễ dẫn đến các vấn đề khô da, kích ứng và nhạy cảm. Mức độ chống nắng vừa phải và an toàn thích hợp dùng hàng ngày là SPF30 đến SPF50, PA+++.
II. Tia UVA và UVB có lợi hay có hại?
Thường khi các bạn mua kem chống nắng, luôn luôn có 1 trong 2 chữ này trên những sản phẩm chống nắng. Vậy UVA và UVB là gì?
UVA và UVB là hai trong số nhiều loại tia UV gây hại cho con người. Nếu để da hấp thụ hai hợp chất này trong thời gian dài, về mặt vật lý ta chỉ thấy da đen sạm đi, kém tươi tắn và dễ chảy xệ,… Đối với sức khỏe con người thì điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, chúng là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh ung thư da – căn bệnh hiện chưa tìm được phương pháp cứu chữa trong khi dấu hiệu người mắc bệnh ngày một tăng lên khoảng 3 năm trở lại đây.
Tất cả các loại kem chống nắng đều chống được UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA. Thông thường, các sản phẩm chống nắng chống được cả 2 tia UVA và UVB được ghi trên bao bì như sau:
- SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++)
- UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí nếu là UV A/B/C thì quá tuyệt
- Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng)
Nếu sản phẩm ghi mỗi SPF nghĩa là chỉ chống được UVB thôi, tất nhiên là không sao, vẫn dùng được, tuy nhiên sẽ không bảo vệ da tuyệt đối được.
III. Các loại kem chống nắng.
1. Sunblock (Kem chống nắng vật lý): Đây là loại được ưa dùng nhất trên thị trường hiện nay, với tác dụng bảo vệ da khỏi các tia UVA, UVB bằng cách phản xạ, khuếch tán. Hiểu nôm na là bạn đeo 1 lớp màng bảo vệ trên da mà khi các tia nắng chiếu vào lập tức bị bắn ngược lại chứ không thể chạm trực tiếp vào da bạn được nữa.
Nguyên lý hoạt động: tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của Sunblock là Zinc oxide và Titanium dioxide.
Ưu điểm: Rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng, không cần bôi lại nhiều lần
Nhược điểm: Phải bôi 1 lượng khá lớn cho mỗi lần sử dụng nên dùng nhanh hết, vì thế cũng sẽ khiến da trắng lên khá nhiều khi mới bôi. Vì tạo một lớp màng bảo vệ nên nó sẽ để lại trên mặt bạn một lớp trắng xoá như chú hề, để lâu gây cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn. Với ai hay trang điểm thì có thể che đi bằng kem nền phấn phủ nên không đáng lo ngại. Ngược lại đối với những bạn da ngăm đen mà không trang điểm, khi bôi sunblock nhìn tổng thể da cứ chỗ sáng chỗ tối trông hơi kỳ cục.
2. Sunscreen (Kem chống nắng hóa học): Sunscreen có tác dụng hấp thụ tia UVA, UVB.
Nguyên lý hoạt động: hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV. Có nghĩa là các tia này nếu chiếu lên bề mặt da bạn thì sẽ bị “tấn công” ngay lập tức, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Thành phần chính của nó là: Avobenzone, SulisobenzOctinoxate, Oxybenzone, Octisalate, Benzophenone hoặc Methyl anthranilate.one,… Để chọn được sunscreen khi mua kem chống nắng, nếu bạn nhìn thấy thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxide thì đó là sunblock, còn không có thì là sunscreen.
Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không làm da bị bóng dầu và trắng quá mức, mỗi lần dùng chỉ cần 1 lượng vừa đủ.
Nhược điểm: không bền vững dưới nắng nên sau 2h thì phải bôi lại, và phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng.
IV. Nên dùng sunblock hay sunscreen?
Theo mình thì mỗi loại đều có những ưu – nhược điểm riêng của nó nên khó mà so sánh được loại nào thực sự tốt hơn cả. Về sunblock thì chịu tốn kém hơn một tí, khi bôi dễ bị trắng hơn so với tông da nhưng được cái là lành tính hơn (bạn nào da mụn hay da nhạy cảm thì mình khuyên 1000% nên dùng loại này) và không cần bôi lại nhiều lân. Còn với sunscreen thì có thể phải bôi lại nhiều lần nhưng “kinh tế” ổn định hơn ạ. Các mẹ, chị em phụ nữ có thể cân nhắc chọn loại phù hợp nha của mình nhé.
Nguồn: ST