Skincare_Quy trình dưỡng da nhạy cảm

     Da nhạy cảm là nỗi khổ kinh khủng nhất trong tất cả các loại da. Nếu bạn có xui rủi sinh ra với làn da này thì xin dành 5’ chia buồn cùng bạn. Trường hợp da nhạy cảm nhất mình từng gặp chỉ có thể dùng nước để rửa mặt thôi, ngoài ra không dùng được thứ gì khác luôn đó. Da nhạy cảm chỉ xuất hiện ở 1 phần nhỏ dân số thế giới thôi, như nhóm máu AB mà (OH-) vậy đó, nên thiệt ra thì khả năng các gái trúng xổ sổ cũng không cao lắm đâu.


    Vì vậy, bài này không phải nói về da nhạy cảm, vì cái đấy thì mình không có cách gì cải tạo, nó nằm trong gene rồi, di truyền được luôn đó. Chỉ có nước dùng toàn bộ sản phẩm có ghi chữ ‘for sensitive skin’ để thử xem cái nào không làm cho da mình phản ứng mà thôi.

    Bài này dành cho tất cả loại da gặp phải tình trạng kích ứng.


Da bạn có mắc chứng rối loạn chức năng da không?

Dị ứng (allergy) hoặc phản ứng mẩn cảm với sản phẩm (sensitizing reaction) không phải là rối loạn chức năng da (skin disorder) và cần phải được phân biệt rõ.

Nhiều tình trạng của da như bệnh vẩy nến, trứng cá đỏ, chàm, viêm nang lông (viêm nang lông), và các phản ứng do thực phẩm kích thích như sưng, đỏ, ngứa, bong da hoặc nổi mẩn đỏ ngứa, đều là do dị ứng và phản ứng mẩn cảm. Đa số phụ nữ không có vấn đề da nghiêm trọng, mà thường mắc phải rosacea, một dạng rối loạn da đỏ ửng và vệt đỏ trên khuôn mặt, có thể làm cho da nhạy cảm hơn; tương tự đối với eczema.

eczema-vs-psoriasis

Nhưng nó vẫn không phải là da nhạy cảm.


Dấu hiệu của da nhạy cảm là gì?

  1. Phản ứng ở da thường xuất hiện dưới dạng như mụn mủ, mụn không còi, hoặc da mỏng
  2. Da rất khô mà không được bảo vệ đúng cách đầu dây thần kinh ở da. Bong tróc, rát, ngứa
  3. Có khuynh hướng đỏ mặt đỏ bừng và da lúc nào cũng ưng ửng

Sensitive-skin

Để chắc chắn, hãy đi khám ở 1 bác sĩ da liễu uy tín nhé


Tìm hiểu sản phẩm nào khiến cho mặt bạn phản ứng.

Đây thực sự là 1 thử thách, vì đôi khi không phải 1 sản phẩm gây ra dị ứng, mà vì cách dùng chung những sản phẩm này gây ra dị ứng.

Không còn cách nào khác, các bạn phải thật kiên nhẫn thử bớt đi từng loại và chịu khó theo dõi da để biết được phản ứng của da với từng loại thôi.

Khi chọn sản phẩm chăm sóc da, hãy tránh xa:

• Những loại scrub có hạt to, hoặc có chứa tinh thể nhôm oxide, nói chung đừng dùng scrub
• Thành phần kích thích (alcohol và bạc hà)
• Nước quá nóng hay chườm đá lên da
• Nói bái bai với mặt nạ đắp hay mặt nạ giấy có những thành phần kích ứng, ví dụ (tinh dầu thơm, polyvinyl alcohol)
• Xà phòng rửa mặt


Cân nhắc dùng kem Cortisone (đây là chất chứ không phải tên hãng nha)

 Cortisone có thể được bán mà không cần đơn thuốc hay chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là người bạn thân nhất của các gái có da nhạy cảm. Hai loại kem cortisone tốt nhất trên thị trường hiện nay là Lanacort và Cortaid, đều có bán ở hiệu thuốc cả. Và chủ yếu dùng để trị những chỗ sưng, kích ứng và ‘dập tắt’ phản ứng mẩn cảm với các thành phần gây kích thích cho da.

      Lưu ý là đây là kem trị, chứ không phải kem dưỡng. Vì vậy, đừng bôi cả mặt, hãy bôi chỗ bị kích ứng thôi. Và ngay cả sau khi da không còn thấy ngứa nữa (thường là sau 15’) vẫn duy trì bôi 2-3 lần 1 ngày cho đến khi hoàn toàn không thấy dấu hiệu gì nữa nhé. Da có thể giữ tình trạng kích ứng và mẩn cảm RẤT LÂU. Đừng lo lắng về việc dùng thường xuyên cortisone, vì lâu cortisone bán không cần đơn thuốc chỉ dẫn đều là loại ngắn hạn dùng cho 1-2 tuần.

Loại cortisone dài hạn (1-2 tháng) mới tổn hại đến sự đàn hồi và collagen của da.


Trong lúc đang điều trị da bị kích thích, TUYỆT ĐỐI NGƯNG sử dụng những loại sau đây

Nước hoa, scrubs, bông tắm lên mặt, AHAs, Retin-A, Renova, benzoyl peroxide, sản phẩm làm sáng da.

Ngoài ra tránh xông hơi khô hay ướt gì đều không được, đổ mồ hôi quá nhiều, các hoạt động chà xát vùng bị ảnh hưởng, và dùng nước quá lạnh. Nhiệt độ chỉ khoảng 37 – 22 độ là ổn.


Những nguyên nhân nào dễ dẫn đến dị ứng nhất?

  1.  Công thức của sản phẩm bạn đang dùng tệ (muốn biết nó tệ hay không tệ, có thể tham khảo bên beautypedia của Paula’s choice, khoảng 60% sản phẩm đặc trị trên thị trường có trong đó, hoặc 70% đối với ewg.org)
  2.  Da bạn đã dị ứng sẵn với thành phần đó. Để thử xem có dị ứng không, hãy bôi lên sau tai và để qua đêm, nếu sau 1 tuần vẫn k thấy gì thì tiếp tục bôi thử vùng gần ngay mắt, nếu 3 ngày không thấy gì thì ok, xài được.
  3. Sự kết hợp sai lầm giữa các sản phẩm
  4. Sử dụng sai sản phẩm (da đang khô dùng sản phẩm hút dầu là nổi mụn chắc luôn)
  5. Dùng quá nhiều sản phẩm active 1 lần. Cái bệnh tham nà. Dùng chung sản phẩm chống lão hóa (anti-aging) hay trị mụn (anti-acne), rồi dùng 3 loại exfoliatant 1 lần, thêm vitamin C rồi retinoid và cuối cùng là sản phẩm làm trắng. Da trâu bò lắm thì chịu được vài lần và có tác dụng. Nhưng ngay sau đó bạn sẽ thấy hậu quả. CHơi peel nữa là da đi luôn.

Nên dùng gì không các sản phẩm để không kích ứng

Kem chống nắng nên chỉ có thành phần active là khoáng chất và titanium dioxide/ zinc oxide thôi.

Đối với mỹ phẩm, trái ngược với những gì mọi người thường nghĩ, silicone (như cyclopentasiloxane và dimethicone) lại làm dịu làn da kích ứng và sưng mụn rất nhiều mà vẫn dưỡng ẩm. Ngoài ra, số ca dị ứng với silicone rất rất ít, và nó cũng không làm tắc lỗ chân lông nữa.

Đừng dùng sản phẩm chống nước (waterproof hay water resistant)

Kẻ mắt và mascara màu đen ít bị kích ứng nhất.

Tránh dùng dạng liquid, hãy dùng dạng chì

Bỏ hết mỹ phẩm hết hạn và cũ

Tránh dùng luôn Retinoids và alpha-hydroxy acids (AHA), cồn hoặc kháng khuẩn hoặc chất khử mùi

Sensitive-skin 3

Đối với các sản phẩm đặc trị nhưng retinol và trị mụn, nếu da mặt phản ứng, hãy bắt đầu giảm liều lượng hoặc pha loãng nó ra theo nguyên tắc.

 


Tóm lại là bài này chỉ có mấy ý chính:

Đừng hoảng sợ khi da xảy ra phản ứng dữ dội
Kiên trì tìm kiếm nguyên nhân và tham khảo ý bác sĩ để xác định đúng loại da cũng như biểu hiện da
Tránh những sản phẩm gây kích ứng đã nêu trên
Cuối cùng là trang bị những kiến thức đúng đắn và cập nhật.

Chúc các bạn luôn có được những kỹ năng để đối phó với làn da của mình nhé.

Theo: fallinlovewbeauty

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *