Skincare_Quy trình dưỡng da cho da hỗn hợp và da khô

   Bài này sẽ là bài cuối cùng của series 3 bài dưỡng da cơ bản. Mục tiêu của bài gom tới gom lui cũng có 2 ý chính: da các bạn thật sự là da gì và những nguyên tắc cơ bản nào mà mỗi loại da cần biết.
Trong đó đương nhiên có loại da hay bị nhầm lẫn nhiều nhất: Da hỗn hợp.


Da hỗn hợp có 2 loại: thiên dầuthiên khô. Thiên dầu thì phần lớn là dầu, 1 ít khô; thiên khô thì phần lớn khô, 1 ít dầu.

Vào mùa đông, các ấy sẽ thấy rõ nhất da hỗn hợp của mình vì lúc đó, thiên khô sẽ khô căng rất khó chịu, thậm chí bong tróc, nên dễ bị nhầm với da khô. Còn da thiên dầu thì mùa hè sẽ dễ bị lẫn lộn với da dầu .

dry skin

Vậy bạn thực sự có phải là da dầu, da khô hay da mụn (acne prone) không?  

Đầu tiên, nhớ rằng tuổi tác không phải là tác nhân gây mụn và những lần da bị breakout. Đại đa số trường hợp bạn phải vật lộn với da dầu, da khô, da hỗn hợp vì mụn là do quy trình dưỡng da của bạn chưa được ổn. Ví dụ như sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa cao, dùng scrub mạnh, dùng chổi rửa mặt (như Clarisonic) quá nhiều, không dùng dưỡng ẩm có thành phần ‘hàn gắn’ tế bào, và không sử dụng kem chống nắng hàng ngày.

Một khả năng lớn nữa để da khô và da hỗn hợp dầu rất dễ nổi mụn là những sản phẩm trị hoặc ngừa mụn, cả loại có lẫn không có đơn thuốc. Bôi quá nhiều 1 lần hay bôi quá nhiều lần 1 ngày đều dẫn đến khô da bong tróc. 2 thành phần trị mụn được sử dụng nhiều nhất là salicylic acid và benzoyl peroxide đều có tác dụng phụ khi dùng kèm với như thành phần như cồn, bạc hà (mentol, peppermint), witch hazel (tên 1 loại hoa rất hay được dùng làm toner), bạch đàn (eucalyptus), hay lưu huỳnh (sulfur).

Nếu buộc phải xài thì nên bắt đầu với mức dưới 2.5% coi da phản ứng thế nào chứ đừng nhảy vào mức 10% liền.

 cham-soc-da-kho-1

Dùng quá nhiều đặc trị 1 lần

Không phải da ai cũng có thể chịu được nhiều hơn 1 sản phẩm trị mụn mỗi lần bôi, thậm chí 1 sản phẩm mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng retinoids (loại được bán có đơn thuốc) như Retin-A hay Differin và 1 sản phẩm có chứa chất chống khuẩn khác (như benzoyl peroxide) và BHA tẩy tế bào chết có salicylic acid, sau đó tương thêm 1 em serum C hay retinol vô nữa thì chắc là da của bạn sẽ biểu tình dữ dội liền.

Cân nhắc 1 số điều dưới đây:
• Một số người không thể sử dụng Retinoids chỉ đơn giản vì dị ứng

• Với 1 số khác benzoyl peroxide sẽ làm da khô đến mức bong tróc

• Nếu bị dị ứng với aspirin, BHA sẽ kích ứng da mặt. Hãy thay thế bằng alpha hydroxy acid (AHA).

Và hãy kiên nhẫn. Đường còn dài, cái đồng chí phải cùng nhau cố gắng.


Da cần gì? 
Nói chung là cần làm sạch, cần bảo vệ, chứ không phải lúc nào cũng cần dưỡng ẩm (kiểu dưỡng ẩm của kem truyền thống hay lotion) nhất là khi đang phải trị mụn.

Làm gì khi da vẫn khô và có mụn

Hãy cho da 1 quy trình dưỡng nhẹ nhàng thôi. Loại bỏ hết những sản phẩm có thành phần kích ứng (các bạn có thể tham khảo các thành phần kích ứng là gì ở đây)

Số người có da khô thật sự thường hoàn toàn không có dầu trên mặt, và họ cũng không có mụn luôn. Lỗ chân lông cũng không thấy rõ. (thấy sướng quá hả? Không có đâu, mí bạn da khô hầu như không thể trang điểm vì da cứ bong tróc ra miếng, nứt nẻ với chảy máu hết)

Da khô cũng không gây nên nếp nhăn đâu à. Chính tổn hại do tia UV, thiếu estrogen, cellular, tích mỡ… và nhiều nhiều những yếu tố khác mới khiến cho da mất đi vẻ thanh xuân


Vì sao da khô?

Lý do cơ bản cho da khô là lớp màng bảo vệ bên ngoài da mất khả năng duy trì độ ẩm thông thường.
A. Dừng sử dụng:

• Xà phòng dạng cục để rửa mặt, dù các hãng quảng cáo dành cho da mặt thế nào đi nữa

• Những thành phần tẩy rửa mạnh sodium lauryl sulfate hay sodium C14-16 olefin sulfonate

• Thành phần kích ứng trong sản phẩm (i.e. alcohol, peppermint, menthol, mint, citrus, eucalyptus, fragrance)

• Tiếp xúc với nước nóng

• Những dạng tẩy tế bào vật lý với hạt to

• Bông tắm cho mặt

B. Thiết lập lại quy trình dưỡng da:

1. Bôi kem chống nắng HÀNG NGÀY. (nhớ bài ca ‘dù trời nắng hay trời mưa, anh vẫn yêu em như ngày xưa” không? Bây giờ hãy nhớ là dù trời nắng hay trời râm, kem vẫn bôi đều và thường xuyên)

2. Tất cả những loại serums, gels, lotions, creams, anti-wrinkle, chống lão hóa, săn chắc da, etc. thật ra đều là “moisturizers” cả. Chắc rằng kem dưỡng ẩm của bạn có nhiều những thành phần sau là ổn: chất chống oxi hóa, thành phần phục hồi da, thành phần chống ửng đỏ và chống viên. Các bạn có thể bổ sung những chất này thông qua toner, serum, gel dưỡng ẩm nhẹ mặt chứ không nhất thiết phải là kem dưỡng nhiều.

3. Exfoliate: Da bạn cần AHA hơn là BHA và đừng dùng scrub nhé

4. Cuối cùng và quan trọng nhất. Hãy sử dụng những dầu thực vật tinh khiết cho da rất khô, cụ thể là olive, jojoba vào những vùng khô sau khi đã có kem dưỡng ẩm.

5. Đừng quên đôi môi.

6. Never use products that contain drying or irritating ingredients

7. Nếu có điều kiện, hãy mua 1 dụng cụ tạo độ ẩm trong không khí để trong phòng

8-sai-lam-khi-rua-mat-khien-da-ban-kho-san-noi-mun-hinh-8

Câu hỏi thường gặp:

 Uống nước nhiều có giúp da bớt khô không?

KHÔNG. Nếu chỉ uống nước thôi mà hết khô da thì sản phẩm cho da khô đã không có mặt trên thị trường. Come on, think!

Da khô vùng quanh miệng trị như thế nào?

Cái này thuộc lãnh vực bệnh da liễu vì cả da dầu cũng có nguy cơ bị. Vì vậy, hãy đi khám nói thấy quanh miệng nổi nhiều mụn, ngứa, đỏ và bong da nhé.

Nếu da quá khô và bị nứt, thì dùng những sản phẩm có gốc dầu hỏa í (petroleum-based) và không hương liệu nhé.

Những thành phần phải có và nên tránh trong dưỡng ẩm cho da khô

Phải có:

Antioxidants : chất chống oxi hóa

Skin-identical/skin-repairing ingredients: thành phần liên kết mô, hồi phục da như hyaluronic acid, sodium hyaluronate, cholesterol, và ceramides.

Emollients đây là thành phần ngăn mất nước, giúp bôi trơn, làm mềm da, bảo vệ và giúp da mượt hơn gồm có linoleic acid, glycerin, triglycerides, and fatty alcohols, và nhiều cái khác nữa, tra mới biết.

Anti-inflammatory ingredients giảm sưng, chống viêm, giảm ngứa, nổi ửng đỏ. 1 số chất chống oxi hó cũng có thể làm được điều này, như vitamin C

Không nên dùng thành phần gì?

Cồn (không phải cồn béo (fatty alcohol)  tốt cho da, mà là những loại biến tính và isopropyl alcohol) và hương liệu, bao gồm cả tinh dầu thơm

Dùng Face Oils (dầu cho mặt) có được hông?

   Được, nếu kem dưỡng ẩm của bạn không đủ đô. Nhưng nhớ là dầu thực vật không hương liệu nha. Cái dở của dầu là bạn nên tránh bôi vào những vùng dễ bị mụn, mà dầu thì có bao giờ nằm yên 1 chỗ trên da đâu?

Mấy loại dầu thì chỉ có tác dụng vậy thôi à, nó không có đầy đủ các chất oxi hóa, chất hồi phục da và thành phần liên kết mô cần thiết cho 1 làn da khỏe mạnh. Nên nói gì thì nói, cũng khó để thay thế hoàn toàn chất dưỡng ẩm bằng 1 loại dầu mặt.

Hết rồi. Hy vọng các bạn có những loại kiến thức nhất định để tự xây skincare cho mình nhé.

Thương

Theo: fallinlovewbeauty

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *