Mỡ động vật với cấu trúc gần giống mỡ của người đem đến khả năng dưỡng da hiệu quả và thẩm thấu nhanh chóng.
Năm 2015, cộng đồng làm đẹp trong và ngoài nước đều “dậy sóng” vì xu hướng dưỡng da bằng các loại dầu thực vật. Ác cảm về sự nhờn dính khi dùng dầu để dưỡng da đã bị xóa tan khi chính các chuyên gia làm đẹp đã khẳng định rằng, sự tương thích của dầu thực vật với lớp dầu tự nhiên trên da mặt không những hỗ trợ dưỡng ẩm mà còn có thể giúp những làn da dầu ngăn tiết dầu quá mức.
Năm nay, sau dầu thực vật, cơn sốt dưỡng da đã chuyển hướng sang các loại mỡ động vật. Mỡ cừu, mỡ trăn, mỡ ngựa, mỡ đà điểu… là những loại mỡ được nhắc đến nhiều hơn cả.

Mỡ ngựa

sua ngua

[Beauty for better life] 정월대보름. 은은하던 달빛도 오늘은 환하게. 소원을 빌어봐요. . . #클레어스코리아 #게리쏭 #9컴플렉스 #크림 #클레어스코리아그램 #보름달 #정월대보름 #소원 #好人生需要美丽 #克莱尔斯 #格丽松 #马油霜 #韩国化妆品 #claireskorea #guerisson #claireskoreagram #moon #wish #night 구매는 #9컴플렉스 #9complex


Như các loại mỡ động vật khác, mỡ ngựa hoặc dầu ngựa (horse oil) đã được dùng để dưỡng da từ thời cổ đại. Tuy nhiên, gần đây, nhờ công nghệ chiết tách cải tiến từ Nhật Bản, chúng mới trở nên phổ biến trên thị trường mỹ phẩm. Nhiều sản phẩm làm đẹp từ dầu ngựa đã xuất hiện: dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng, tinh chất…

 

Ngoài các sản phẩm dưỡng da, Nhật Bản còn sản xuất dầu gội/xả chăm sóc tóc từ dầu ngựa

Người Nhật đã tìm ra phương pháp tách dầu ngựa tinh khiết với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của da để giữ nguyên các axit béo giá trị mà vẫn loại bỏ được mùi hôi và tạp chất. Chứa tỷ lệ chất béo bão hòa và không bão hòa tương đương nhau, dầu ngựa là dung môi giúp các hoạt chất khác thẩm thấu vào da hiệu quả.

Mỡ cừu

Mỡ cừu (lanolin, wool fax, wool fat) là thành phần có trong nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ hiện nay. Giống như da con người, bề mặt da của loài cừu cũng có các lỗ chân lông với tuyến bã nhờn bên dưới. Nằm giữa da và lông cừu, lanolin chính là phần chất béo tiết ra từ các tuyến bã nhờn đó.
Từ thời cổ đại, giới quý tộc Ai Cập và phương Tây đã biết tách mỡ khi khai thác lông cừu. Họ dùng loại mỡ này để làm dịu bề mặt da mỗi khi bị bỏng, ngứa rát, trầy xước. Vào mùa đông, họ bôi trực tiếp mỡ cừu lên da để chống nứt nẻ. Với phụ nữ, mỡ cừu được coi là thần dược giúp da mịn màng, ngăn ngừa nếp nhăn.


Mỡ trăn

Nếu như vùng ôn đới dùng mỡ cừu thì tại các nước nhiệt đới, mỡ trăn (python fat) rất phổ biến. Khác với lanolin, mỡ trăn chỉ thu được khi khai thác thịt trăn và chiếm khoảng 10% trọng lượng cơ thể con trăn. Khi xử lý mỡ trăn, người ta ngâm với rượu để khử mùi hôi nồng rồi phơi dưới nắng mặt trời
Khoa học chứng minh rằng, lanolin chứa hàm lượng kẽm cao với hiệu quả kháng viêm, các vitamin nhóm B có chức năng dưỡng ẩm. Loại mỡ này cũng chống lại quá trình oxy hoá nhờ taurine, glutathione. Dịu nhẹ và lành tính, lanolin dễ kết hợp với các hoạt chất khác trong mỹ phẩm, ít gây hiện tượng dị ứng.
Nhật Bản là đất nước tiêu thụ nhiều thịt ngựa. Những người chế biến thịt ngựa nhận thấy, đôi bàn tay họ rất mịn màng trong khi các vùng da khác trên cơ thể đều khô nẻ do khí hậu lạnh giá. Chính mỡ từ thịt ngựa đã cung cấp độ ẩm chăm sóc da tay cho họ.

Ngoài chất béo, mỡ trăn có chứa hàm lượng đạm cao và 16 nguyên tố vi lượng. Trong đó, vitamin P, B12 và sắt rất tốt cho da. Mỡ trăn được biết đến nhiều nhất với công dụng làm da mềm mịn, chữa bỏng, nứt nẻ, dị ứng. Ngoài ra, loại mỡ này có thể hỗ trợ trị mụn, viêm da cơ địa và triệt lông.

 

Mỡ đà điểu

Mỡ đà điểu (emu oil) chứa các axit béo gần giống mỡ người. Do đó, emu oil có khả năng thấm sâu vào da, không gây tắc lỗ chân lông và ít gây nhờn dính hơn các loại dầu thực vật. Mỡ đà điểu cũng rất giàu omega-3, omega-6 là các hoạt chất có tác dụng làm chậm quá trình oxy hoá, cải thiện bề mặt và cấu trúc da.

 

Emu oil cần bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh sáng

Với màu trắng đục, kết cấu đặc quánh, emu oil có thể sử dụng độc lập để dưỡng ẩm, phục hồi da. Tuy nhiên, ở dạng tinh khiết, mỡ đà điểu dễ hỏng nên cần bảo quản trong điều kiện khô mát. Ngành công nghiệp mỹ phẩm thường kết hợp emu oil với vitamin E để tăng khả năng bảo quản của loại dầu này.